Hãy là một “kẻ nổi loạn”, tất nhiên là
trong chừng mực đúng đắn, hãy là chính bản thân mình, nếu thấy có gì đó
sai thì đừng ngại mà không cất tiếng nói, đừng im lặng và chỉ tuân theo
lề thói cũ.
Đi làm, dưới quyền các
“sếp”, bạn chọn phương án răm rắp nghe theo mọi lời chỉ đạo của các sếp,
hay chọn trở thành một “kẻ nổi loạn” như là việc bạn sẵn sàng phản bác
lại các yêu cầu của cấp trên khi cảm thấy nó không đúng đắn?
Xem thêm: đào tạo nội bộ là gì
Hãy là một “kẻ nổi loạn”, tất nhiên là trong chừng mực đúng đắn – là lời khuyên của một tỷ phú người Anh, ông Richard Branson – hãy là chính bản thân mình, nếu thấy có gì đó sai thì đừng ngại mà không cất tiếng nói, đừng im lặng và chỉ tuân theo lề thói cũ. Nghiên cứu của Giáo sư Francesca Gino trực thuộc Đại học Havard cũng cho rằng điều này sẽ thúc đẩy sự nghiệp và làm giàu những phẩm chất của bạn trong tương lai.
Tỷ
phú Richard Branson cũng cho rằng “nên thuê nhân viên nổi loạn”. Ông
cho rằng nhân viên có tài thường có nhiều tính năng khác biệt, lắm lúc
làm các “sếp” nổi điên, tuy nhiên năng lực của họ là điều không thể phủ
nhận. Richard cho rằng, ở cương vị là một người lãnh đạo, đây thực sự là
một thách thức lớn.
Ông Richard
Branson cũng thừa nhận “nếu trở thành nhân viên, ông sẽ có thể là một
“ca khó” của các sếp, bởi người quản lý chắc chắn sẽ phải chịu đựng
những tính cách nổi loạn của ông. Song Richard cũng khẳng định rằng ông
vẫn sẽ được đối xử tốt bởi chính năng lực của ông. Châm ngôn của ông là:
“Hãy chăm sóc, tôn trọng tôi và chấp nhận rằng tôi chính là một mảnh gỗ vuông trong cái lỗ tròn”.
Ông
lập luận rằng những ý tưởng mới và động lực mà những nhân viên nổi loạn
này mang đến cho doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với những trở ngại trong
quá trình làm việc với họ. Nói theo cách khác, đây là những nhân viên
“có tài có tật”.
Có thể bạn quan tâm: đào tạo nội bộ
Tuy nhiên, chắc chắn
một điều, những “nổi loạn” của bất cứ nhân viên nào, dù lắm tài lắm
tật, cũng chỉ nên nằm trong khuôn khổ cho phép. Bởi nhân tài thì đáng
trọng dụng, nhưng rõ ràng không gì là không thể thay thế.
Trong
kinh doanh, những ý tưởng “nổi loạn”, mới lạ cũng thường xuyên được
khách hàng đón nhận với sự ủng hộ rất cao. Một quán bán thịt bò bít tết
đã áp dụng thành công tâm lý thích “nổi loạn” của chính khách hàng để
thử thách chính mình.
Ở Thành phố
Dallas, bang Texas của Mỹ có tiệm beef-steak rất nổi tiếng, tên là
“Beef-steak Dirty” – Beef-steak Dơ bẩn”. Tiệm beef-steak lấy tên “Dơ
Bẩn” làm sao thu hút được khách?. Kỳ thực, ngược lại với sự tưởng tượng
của mọi người, việc kinh doanh của tiệm này hết sức thịnh vượng; ông chủ
nhờ đó mà phát tài lớn. Nó trở thành thương hiệu thành công được mọi
người khen ngợi.
Ngoài điểm đặc biệt
từ cái tên, thì cách bài trí trong tiệm cũng rất đặc biệt, trong tiệm
chỉ thắp sáng bằng đèn dầu, phía trên trần là một lớp bụi nhân tạo;
tường xung quanh dán nham nhở vô số mảnh vải và mảnh giấy; ngoài ra còn
treo những vật trang trí như cày gỗ, lưỡi cuốc, dây xỏ mũi trâu, mũ bện
và tượng điêu khắc bằng gỗ của người Indians. Bàn ghế trong tiệm đều làm
bằng gỗ, chế tạo thô sơ phỏng theo đồ cổ, ngồi lên ghế phát ra tiếng
cót két.
Điểm đặc biệt nhất của quán, là quy định khách tới đây ăn không được đeo cà vạt, nếu không sẽ bị cắt nát.
Đã
từng có nhiều thực khách hiếu kì hoặc nghi ngờ, đã thắt cà vạt đến.
Không ngờ có hai cô gái tươi cười rạng rỡ tiến tới. Một người cầm kéo,
một người cầm thanh la, chỉ thấy thanh la vang lên, kéo bập xuống cà vạt
của vị khách đã bị cắt đứt một đoạn.
Xem thêm: thế nào là đào tạo nội bộ
Người
quản lý đứng sẵn bên cạnh, đưa cho vị khách bị cắt cà vạt một ly rượu
thơm, tỏ ý trấn an và xin lỗi. Ly rượu này không lấy tiền, kỳ thực giá
tiền của nó đủ để bồi thường cho chiếc cà vạt bị cắt đứt. Đoạn cà vạt bị
cắt cùng với danh thiếp có ký tên của vị khách này sẽ được dán lên
tường làm lưu niệm.
Vị khách bị cắt
đứt cà vạt bất kể vì hiếu kì hay vì muốn thử hoặc không biết quy tắc ở
đây, tuyệt nhiên không vì hành động này mà mất vui, ngược lại cảm thấy
rất thú vị. Các mảnh giấy và mảnh vải dán đầy lên tường ở đây là những
vật lưu niệm như thế.
Tiệm beef-steak
“Dơ Bẩn” tuy lấy dơ bẩn ngụy trang để bài trí, nhưng món beef-steak rất
thơm ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm, khiến người ta ăn không biết
chán. Vì vậy nó thu hút rất nhiều thực khách và tiếng tăm truyền khắp
nơi. Bên cạnh đó, từ cái tên, cách bài trí và những quy định “nổi loạn” ở
đây đã được thực khách truyền tụng. Mọi người ai cũng muốn 1 lần được
“thử” cảm giác thực tế tại đây.
Tại
Việt Nam cũng không hề hiếm những ý tưởng kinh doanh “nổi loạn”. Một
quán café ngay trung tâm con phố Café nổi tiếng ở Hải Phòng đặt một cái
tên rất khó nói: “Hóng hớt”. Chính các tên này đã thu hút rất nhiều bạn
trẻ đến đây. Mọi người đều cho rằng bạn bè hẹn hò “qua Hóng Hớt nhé”
nghe có vẻ rất thú vị. Hơn nữa, để hút khách, đồ uống ở đây cũng rất
ngon, nhân viên luôn vui vẻ, nhiệt tình.
Một
tiệm cắt tóc ở Hải Phòng với cái tên Home BarberShop và phương châm
“lại phải đẹp trai” đang được giới trẻ Hải Phòng dành nhiều sự quan tâm.
Không những thế, cách thiết kế trong tiệm cũng vô cùng độc đáo, lạ mắt
đối với những người chỉ nghĩ “tiệm cắt tóc ngoài các dụng cụ chuyên
dùng, gương lược ghế ngồi các loại chứ gì đâu” thì đã phải có cái nhìn
khác….
Những quảng cáo “xanh lét” của
Thế giới di dộng gần đây cũng là một thể hiện của tư duy “nổi loạn”.
Những đoạn quảng cáo này đã phá vỡ gần hết những quy tắc “tưởng tượng”
trong đầu khán giả về quảng cáo để đạt đến những điểm bất ngờ, mới lạ.
Kể
cả trong kinh doanh hay trong công việc, việc “nổi loạn” là rất cần
thiết. Chính những nhân viên “nổi loạn” lại thường xuyên có những ý
tưởng sáng tạo, độc đáo trong công việc.
Một
điều chắc chắn, với những nhà quản trị tốt, việc hòa hợp với những
“nhân viên nổi loạn” này không khó. Những người nổi loạn, và cả những
nhân viên “ngoan hiền” khác, thực ra đều có chung mục tiêu là tiến về
phía trước, đặt lợi ích công ty lên trên. Đây cũng chính là điểm tựa để
các nhà quản lý khai thác để “sống chung” với chính những nhân viên nổi
loạn.
Chính tỷ phú Richard cũng cho rằng,
dù phải “chịu đựng” những tính cách nổi loạn đó, tuy thế, các nhà quản
lý cũng cần thiết phải quan tâm tới những nhân viên đó “đặc biệt” hơn để
ngăn chặn mọi rủi ro có thể xảy ra, bới những người tài với tính cách
bốc đồng có thể làm cả đoàn tàu “trật bánh” theo.
Mọi
người vẫn luôn tán đồng mô hình lãnh đạo hình kim tự tháp, nơi vị vua
ngồi trên đỉnh cao và được hỗ trợ, lấy lòng bởi vô số người phía dưới.
Tuy nhiên, mô hình lãnh đạo thực sự lại là hình kim tự tháp ngược: Toàn
bộ tổ chức dựa vào một lãnh đạo duy nhất để hỗ trợ nỗ lực của họ.
Tỷ
phú Richard cho rằng, khi chọn nhân viên ông sẽ “chọn người không biết
theo khuôn phép” bởi ông sẽ nhìn thấy những tính cách của chính bản thân
ông trong đó: Dám đương đầu với rủi ro và không sợ vấp ngã.