Nhà quản trị cấp trung – vai trò và chức năng

 Định nghĩa về quản lý cấp trung

Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có ba cấp độ quản lý: quản lý cấp thấp, quản lý cấp trung và quản lý cấp cao. Những nhà quản lý này được phân loại theo thẩm quyền quản lý của họ và những công việc khác nhau. Ở nhiều doanh nghiệp,  một cấu trúc kim tự tháp sẽ cho biết số lượng các nhà quản lý ở mỗi cấp.

Quản lý cấp trung là cấp lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn những quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp nhất trong dội ngũ nhân viên điều hành. Ví dụ, Giám sát điều hành cũng có thể coi là một quản lý cấp trung, họ cũng có thể không được phân loại là nhân viên quản lý, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức kim tự tháp bốn tầng: Nhân viên, quản lý cấp trung, quản lý cấp cao và giám đốc điều hành.



Hình ảnh này minh họa cho cấp bậc quản lý trong một công ty. Lưu ý rằng quản lý cấp trung thì làm những công việc như: (1) quản lý hệ thống thông tin, cần năng lực kỹ thuật của họ; (2) báo cáo hiệu quả của hệ thống với các nhà quản lý cấp cao và (3) giao nhiệm vụ xuống cho các nhân viên.

Vai trò của những nhà quản lý cấp trung

Các nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm những nhà quản lý chung, các giám đốc chi nhánh, và các giám đốc bộ phận. Họ chịu trách nhiệm với những lãnh đạo cấp cao về bộ phận của họ, và họ dành nhiều thời gian để tổ chức và phân chia công việc cho những quản lý cấp thấp. Vai trò của các quản lý cấp trung được nhấn mạnh trong những điểm sau:

  • Tổ chức thực hiện các công việc phù hợp với chính sách của công ty và mục tiêu của ban lãnh đạo.
  • Mô tả và thảo luận các thông tin và chính sách từ ban lãnh đạo tới các quản lý cấp thấp.
  • Quan trọng nhất, truyền cảm hứng và hướng dẫn cho các nhà quản lý cấp thấp để giúp họ nâng cao hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
  • Quản lý cấp trung cũng có thể giao tiếp với cấp trên  bằng cách đưa ra những đề xuất và ý kiến phản hồi với ban lãnh đạo. Vì các nhà quản lý cấp trung tham gia nhiều hơn vào những công việc hằng ngày của công ty, họ có thể cung cấp những thông tin giá trị cho các quản lý cấp cao, giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty bằng một tầm nhìn rộng hơn, có tính chiến lược hơn.

Chức năng của nhà quản lý cấp trung       

Vai trò của những nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm một số nhiệm vụ dựa trên bộ phận họ phụ trách. Một số chức năng của họ có thế là:

  • Lên kế hoạch và điều hành hoạt động nhóm hiệu quả, hệ thống thông tin.
  • Xác định và giám sát các chỉ số hiệu suất cấp nhóm.
  • Đoán trước và giải quyết cá vấn đề trong và giữa các nhóm.
  • Thiết kế và triển khai hệ thống thưởng.
  • Hỗ trợ các hoạt động hợp tác.
  • Báo cáo hiệu suất công việc lên các quản lý cấp trên (the chain of command) khi có áp dụng, đề xuất thay đổi chiến lược.

Vì các nhà quản lý cấp trung làm việc với cả các quản lý cấp cao và các quản lý cấp một, họ sẽ có những kỹ năng tuyệt vời trong giao tiếp, tạo động lực và cố vấn cho những người khác. Họ cũng có những kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng trong việc phân công công việc cho những nhà quản lý cấp một.

Trong những năm cuối thế kỉ 20, do ảnh hưởng của những cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp (tinh gọn bộ máy, thay đổi nhân sự,…), nhiều quản lý cấp trung đã bị sa thải để giảm chi phí (vì quản lý cấp trung thường được trả lương cao hơn nhân viên cấp dưới), tinh gọn hệ thống tổ chức. Điều này làm tăng trách nhiệm và thẩm quyền của nhân viên, làm cho doanh nghiệp sáng tạo hơn và linh hoạt hơn.

Quản lý cấp trung là cấp quản lý trung gian giữa lãnh đạo cấp cao và quản lý cấp dưới. Họ chịu trách nhiệm báo cáo công việc với quản lý cấp trên và triển khai, phân công công việc với các quản lý cấp dưới. Tuy có tầm quan trọng như vậy, khi doanh nghiệp tái cơ cấu, các quản lý cấp trung vẫn có thể bị cắt giảm để tinh gọn bộ máy. Vì vậy, những nhà quản lý cấp trung cần thường xuyên nâng cao những năng lực của mình để hoàn thành công việc một cách tốt hơn.

Xem thêm về: Chân dung nhà quản lý

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »