Một đội ngũ lãnh đạo phối hợp ăn ý và hoạt động hiệu quả là chìa khóa vô cùng cần thiết để thực hiện các chiến lược kinh doanh, và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Và hiểu được những lý do khiến đội ngũ lãnh đạo hoạt động không hiệu quả cũng không kém phần quan trọng, và đây là một số lý do tiêu biểu để các bạn tham khảo:
1. Thiếu mục tiêu rõ ràng – Nhóm quản lý lẫn lộn về mục tiêu của họ với mục tiêu của cả tổ chức
Nói một cách đơn giản thế này, mục đích của đội ngũ lãnh đạo là thúc đẩy vận hành doanh nghiệp họ quản lý; còn mục đích của doanh nghiệp là thực thi. Bất kỳ hiểu lầm nào về sự khác biệt giữa hai vai trò này, cũng khiến đội ngũ lãnh đạo mất đi tính tối ưu của họ.
2. Thiếu tin tưởng – Nhóm quản lý không dành thời gian để xây dựng lòng tin và cảm giác an toàn trong công việc
Sự tin tưởng lẫn nhau trong cùng một nhóm là vô cùng cần thiết để giúp tất cả thành viên cống hiến hết mình. Nếu không có khả năng chấp nhận rủi ro thể hiện bản thân, các lãnh đạo sẽ không dám đưa ra những giải pháp sáng tạo, mới mẻ và mang tính đột phá.
3. Nguyên tắc không rõ ràng – Nhóm quản lý không có nguyên tắc hoạt động rõ ràng và thống nhất
Nhóm quản lý làm việc không có nguyên tắc rõ ràng sẽ dẫn đến thái độ làm việc không nghiêm túc, không đặt yêu cầu cao với kết quả công việc. Điều này hình thành nên thói quen xấu và trở thành hiện trạng chung, dẫn đến cả doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy giảm hiệu quả và chất lượng công việc.
4. Số lượng quá lớn – Đội ngũ lãnh đạo trở nên quá lớn mạnh và đông đảo
Quy mô của đội ngũ quan trọng hơn NHIỀU so với những gì bạn nghĩ – và việc cho phép quá nhiều người đứng trong nhóm lãnh đạo không phải là chiến lược thông minh. Việc có quá nhiều người cùng thể hiện quan điểm sẽ khiến các quyết định được đưa ra khó khăn hơn, chứ không phải dễ dàng hơn.
5. Họp hành “thập cẩm” – Đội ngũ quản lý thiếu kỷ luật trong các cuộc họp
Không nên kết hợp cùng một lúc các vấn đề chiến lược và quan trọng trong cùng một cuộc họp. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định một cách hiệu quả, khiến đội ngũ quản lý không thể cùng bàn luận kỹ càng và tường tận những vấn đề, kế hoạch tối quan trọng, liên quan đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
6. Thiếu tập trung – Nhóm quản lý không ưu tiên hóa từng vấn đề
Nếu chuyện gì cũng quan trọng, thì không còn gì quan trọng nữa cả. Khi những ưu tiên của đội ngũ lãnh đạo là quá nhiều thì họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu; bởi họ không đủ tập trung vào những việc THẬT SỰ cần thiết phải làm.
7. Không tự đánh giá – Nhóm quản lý không dành thời gian để tự đánh giá lại xem họ đã hoạt động như thế nào với tư cách 1 team
Không dành thời gian nhìn nhận lại những gì đã xảy ra, xem xét lại những thành công hoặc thất bại sẽ khiến đội ngũ lãnh đạo đánh mất cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm hoặc hiểu rõ tại sao mình đạt được/ không đạt được mục tiêu.
8. Không “hiện diện” – Nhóm quản lý không tập trung 100% tinh thần trong các cuộc họp
Việc sử dụng điện thoại và máy tính khiến cho các quản lý, lãnh đạo bị xao nhãng; mặc dù họ đã cố gắng tập trung. Loại bỏ những vật dụng này sẽ giúp họ tham gia một cách tích cực và nhiều năng lượng hơn vào cuộc họp.
9. Thiếu trách nhiệm trong các cuộc hợp tác – Các quản lý không tự chịu trách nhiệm trong các cuộc hợp tác đa nhiệm
Khi các quản lý đặt quá nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác làm việc giữa các bộ phận trong một tổ chức mà quên mất việc soi xét lại mình; họ đang làm chính bản thân và những người họ lãnh đạo thất vọng. Đội ngũ lãnh đạo, về bản chất, chính là một đơn vị đa chức năng. Lãnh đạo làm gương là điều rất quan trọng.
10. Hoang mang về tính cam kết – Đội ngũ quản lý không nhìn thấy bức tranh toàn thể
Lý do này là quan trọng nhất. Trong trường hợp này, trưởng nhóm làm việc giống như người đại diện chứ không phải một thành viên trong đội ngũ lãnh đạo. Thất bại trong việc hoạt động dưới tư cách một nhóm, vì lợi ích của cả một tổ chức chính là công thức của sự thất bại hoàn toàn.
Nếu bạn quan tâm tới lãnh đạo đội ngũ & muốn phát triển năng lực lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm. Hãy tham gia ngay khóa học lãnh đạo tại UMM