Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tinh thần phấn chấn có thể giúp thúc đẩy sự sáng tạo và tăng hiệu quả công việc. Và để nâng cao cảm hứng làm việc cho nhân viên nhà quản lý cần khơi gợi được niềm đam mê trong công việc bằng cách thực hiện tốt các lời khuyên của VMP dưới đây.
1. Giao việc đúng năng lực
Để các nhân viên hăng say hơn trong công việc nhà quản lý cần giao việc đúng năng lực cũng như niềm đam mê (nếu có thể). Bởi chỉ khi thật sự yêu thích và cảm thấy hứng thú với công việc họ mới có thể tập trung và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể là bạn cần chú ý quan sát, chủ động tìm hiểu thế mạnh của từng người để có “chiến lược” giao việc phù hợp cho các thành viên.
2. Công bằng
Ngoài giao việc đúng năng lực, một nhà lãnh đạo thông minh cũng cần đảm bảo tính công bằng để nâng cao tinh thần làm việc của mọi người. Tuyệt đối không thiên vị, dù đó có là nhân viên giỏi hay nhân viên kì cựu. Trong công việc mọi cơ hội đều được san sẻ đều cho các nhân viên chứ không phải chỉ tập trung cho riêng bất kì ai. Ví dụ: khi có một dự án mới thay vì ngay lập tức giao cho các nhân viên giỏi, lâu năm thực hiện bạn có thể đưa ra kế hoạch để mọi người cùng trình bày, ai là người thể hiện tốt nhất sẽ được chọn.
3. Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng
Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần chú ý khen thưởng, động viên đúng lúc, đúng cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và sự nỗ lực của nhân viên. Cụ thể là tùy theo thành tích mà bạn có thể lựa chọn cách khen thưởng phù hợp, ví dụ: có thể khen trước bộ phận khi hoàn thành tốt công việc, khen kèm thưởng đối với các đóng góp xuất sắc đem về doanh thu lớn cho công ty… Dù lựa chọn hình thức nào thì nhà quản lý cũng không nên tiết kiệm lời khen ngợi, hãy để cho cấp dưới thấy bạn luôn “dõi theo” và ghi nhận mọi nỗ lực của họ nhằm tạo động lực để cố gắng hơn trong công việc.
4. Chia sẻ về các cơ hội phát triển
Song song với việc ghi nhận thành quả, nhà quản lý cũng nên chia sẻ thêm về các kế hoạch phát triển phòng ban trong tương lai cũng như các cơ hội phát triển năng lực cá nhân, cơ hội thăng tiến để nâng cao tinh thần làm việc cho các nhân viên. Ví dụ: kế hoạch mở rộng phòng ban, lựa chọn các nhân viên xuất sắc nắm giữ vị trí quản lý cho trụ sở mới, kỳ thi thăng chức hằng năm cho các nhân viên có thành tích tốt…
5. Tôn trọng và quan tâm nhân viên
Nhà quản lý cũng cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến các nhân viên, điều này không chỉ giúp nâng cao tinh thần làm việc mà còn giúp họ thêm kính nể và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cụ thể là thay vì kiểm soát chặt chẽ bạn hãy trao quyền để họ chủ động hơn trong công việc, thay vì nói bạn muốn gì và quyết định mọi việc theo ý mình bạn có thể chia sẻ, hỏi ý kiến của nhân viên để họ cảm thấy mình được coi trọng.
Quan tâm đến đời sống tinh thần của các nhân viên như tặng quà ngày lễ, tết, các hoạt động “team building” cũng là điều mà nhà quản lý cần làm để thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên cũng như thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó của mọi người trong phòng ban.
6. Là người tiên phong về tinh thần làm việc
Cùng với việc thực hiện tốt các biện pháp trên nhà quản lý cũng cần là người tiên phong nêu cao tinh thần làm việc hăng say, nhiệt huyết để truyền “lửa” cho các nhân viên. Hãy đến làm việc sớm, thể hiện niềm đam mê trong công việc. Thay vì chờ đợi kết quả báo cáo bạn nên trực tiếp theo dõi, hỗ trợ mọi người. Tin rằng với sự nhiệt huyết, thân thiện và cởi mở bạn sẽ là tấm gương, nguồn cảm hứng tuyệt vời để các nhân viên làm việc hăng say, hiệu quả hơn.
Để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên không khó, quan trọng là nhà quản lý cần phải kiên nhẫn, chân thành và khéo léo vận dụng hợp lý trong từng trường hợp. Và Khóa học lãnh đạo có thể giúp bạn làm điều đó. Chúc bạn thành công!