Phong cách lãnh đạo theo tình huống là gì?

 


Lý thuyết của phong cách lãnh đạo theo tình huống (Situational leadership) nhấn mạnh rằng không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất. Trong các mô hình quản lý hiện đại, nhà lãnh đạo hiệu quả phải là những người có khả năng thích ứng với từng hoàn cảnh và dự đoán các tín hiệu để ứng biến hoàn thành công việc. Đó cũng là yếu tố khiến lãnh đạo theo tình huống là mô hình lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức trên toàn thế giới. Vậy phong cách lãnh đạo theo tình huống là gì ? Nó khác biệt như thế nào so với các phong cách khác ? Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu rộng về xu hướng lãnh đạo đầy tiềm năng hiện nay.

Định nghĩa về phong cách lãnh đạo theo tình huống

Trước hết, lãnh đạo theo tình huống hiểu ngắn gọn là sự linh hoạt. Một trong những chìa khóa để lãnh đạo tình huống là khả năng thích ứng. Nhà lãnh đạo theo tình huống là người biết thích nghi với môi trường làm việc hiện tại mà không dựa trên một kỹ năng cụ thể nào. Thay vào đó, họ sẽ tìm cách chuyển từ phong cách lãnh đạo này sang phong cách lãnh đạo khác để đáp ứng nhu cầu thay đổi của một tổ chức và nhân viên của mình. Những nhà lãnh đạo này phải có cái nhìn sâu sắc để hiểu khi nào cần thay đổi và chiến lược lãnh đạo nào phù hợp với từng mô hình mới.

Trên thế giới hiện nay có hai mô hình chính về lãnh đạo tình huống nổi tiếng, một là của mô tả của Daniel Goleman và mô hình khác của Ken Blanchard và Paul Hershey.

Ảnh minh họa: Phong cách lãnh đạo theo tình huống
Ảnh minh họa: Phong cách lãnh đạo theo tình huống

Lý thuyết của Goleman về lãnh đạo theo tình huống

Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách “Emotional Intelligence” (Trí tuệ cảm xúc) đã phân loại phong cách theo lãnh đạo tình huống thành 6 loại :

Lãnh đạo huấn luyện:

Là những người hướng đến sự phát triển cá nhân cũng như các kỹ năng liên quan đến công việc. Phong cách này phù hợp nhất với các nhà lãnh đạo thấu hiểu nhân viên của mình. Bởi như vậy thì họ mới biết khi nào nhân viên cần được đưa ra lời khuyên hoặc sự hướng dẫn.

Lãnh đạo dẫn đầu:

Là những người đặt kỳ vọng rất cao với các thành viên trong nhóm. Phong cách này hoạt động tốt nhất với những start-up trẻ, luôn muốn dẫn đầu và đặt ra nhiều thử thách để tập thể tìm cách vượt qua.

Lãnh đạo dân chủ:

Sự hợp tác được đặt lên hàng đầu. Khi được sử dụng trong điều kiện tối ưu, nó có thể xây dựng tính linh hoạt và trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm. Tuy nhiên phong cách này lại tốn thời gian và không phải là phong cách tốt nhất nếu đặt trong tình huống cấp bách.

Lãnh đạo kết nối:

Là cách đặt nhân viên lên hàng đầu. Phong cách này được sử dụng khi tinh thần trong nhóm xuống thấp. Người lãnh đạo sẽ dùng những lời khen ngợi và hứa hẹn lợi ích để xây dựng niềm tin của đội ngũ.

Lãnh đạo định hướng:

Là những người rất giỏi trong việc phân tích các vấn đề và xác định các thách thức. Phong cách này phù hợp trong tổ chức hoạt động mà không có định hướng. Cấp trên sẽ yêu cầu nhân viên trợ giúp tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Lãnh đạo chỉ huy: là những người dùng mệnh lệnh để yêu cầu cấp dưới của họ phải thực hiện theo. Họ có một tầm nhìn rất rõ ràng về thành quả công việc và cách tiếp cận nó. Đôi khi, người lãnh đạo chỉ huy có cung cách làm việc cưỡng chế và độc đoán.

Lãnh đạo theo tình huống theo Blanchard và Hersey

Khác với nghiên cứu đầu tiên của Daniel Goleman, mô hình tiếp theo dựa trên hai khái niệm: bản thân lãnh đạo và trình độ phát triển của nhân viên. Blanchard và Hersey đã phát triển một ma trận bao gồm 4 phong cách:

Telling Leader (S1)

Lãnh đạo sẽ chỉ bảo nhân viên của mình chính xác những việc cần làm và cách thức để tiến hành công việc đó

Selling Leader (S2)

Không những biết cách giao việc và định hướng mà người lãnh đạo còn truyền đạt thông tin bằng trao đổi 2 chiều, cách thức giao việc như là đang ‘bán hàng’. Họ bán những ý tưởng của họ cho những người khác để có được sự hợp tác.

Participating Leader (S3)

Người đứng đầu sẽ tập trung vào các mối quan hệ, chia sẻ công việc nhưng lại ít chú tâm vào định hướng và chỉ đạo. Mặc dù họ có thể tham gia vào quá trình ra quyết định, nhưng sự lựa chọn cuối cùng là dành cho nhân viên.

Delegating Leader (S4)

Nhà lãnh đạo có xu hướng giao hầu hết công việc và cả trách nhiệm cho nhóm hay cho từng cá nhân. Dù cấp trên vẫn theo dõi tiến độ công việc nhưng ít tham gia chi tiết. Thỉnh thoảng họ có thể được yêu cầu giúp đỡ trong việc ra quyết định.

Dựa vào những khái niệm trên, Blanchard và Hersey cũng đề xuất rằng mỗi phương pháp tiếp cận nên được kết hợp với các mức độ phát triển khác nhau của các thành viên khác nhau. Ví dụ, mức trưởng thành thấp nhất sẽ hoạt động tốt nhất với (S1), trong khi mức trưởng thành cao nhất sẽ phản ứng nhanh nhất với phương pháp (S4).

Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo theo tình huống

Đôi khi, lãnh đạo theo tình huống không hoạt động tốt trong mọi hoàn cảnh. Hãy cùng nhìn vào những lợi thế và bất lợi của phong cách lãnh đạo này:

Về ưu điểm:

– Dễ ứng dụng: Khi một nhà lãnh đạo có phong cách phù hợp, anh/cô ta sẽ biết triển khai phương pháp tiếp cận với tổ chức.

– Đơn giản: Tất cả những gì người lãnh đạo cần làm là đánh giá tình hình và áp dụng phong cách lãnh đạo đúng đắn.

– Hấp dẫn trực quan: Với kiểu người lãnh đạo phù hợp, phong cách này giúp tổ chức hoạt động khá thoải mái.

– Các nhà lãnh đạo có quyền thay đổi phong cách quản lý bất kể khi nào họ thấy phù hợp

Về nhược điểm:

  • Phong cách lãnh đạo này bắt nguồn từ Bắc Mỹ nên khó ứng dụng với phong cách giao tiếp của các nền văn hóa khác.
  • Bỏ qua sự khác biệt giữa các nhà quản lý nam và nữ.
  • Các nhà lãnh đạo theo tình huống để ứng biến phù hợp sẽ bỏ qua các chiến lược và chính sách dài hạn của tổ chức.

Làm gì để theo đuổi phong cách lãnh đạo theo tình huống ?

Các chuyên gia cho rằng có bốn yếu tố cơ bản chính mà người đứng phải nhận thức để theo đuổi phong cách lãnh đạo theo tình huống. Những yếu tố này bao gồm:

Xem xét mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo và các thành viên của nhóm:

Ví dụ, một nhóm thiếu hiệu quả và tinh thần làm việc xuống dốc. Người đứng đầu có thể cải thiện năng suất bằng phong cách dân chủ hơn, cho phép các thành viên nhóm làm việc độc lập và đưa ra ý kiến trao đổi thẳng thắn với mình.

Xem xét tầm quan trọng của từng nhiệm vụ:

Nhiệm vụ có thể từ đơn giản đến phức tạp, nhưng người lãnh đạo cần có một ý tưởng chính xác để phân chia công việc cũng như giám sát cấp dưới đã được thực hiện thành công và thành công hay chưa.

Xem xét mức độ thẩm quyền của người lãnh đạo:

Một số lãnh đạo sẽ tận dụng quyền lực của mình, chẳng hạn như khả năng sa thải, thuê nhân viên, khen thưởng hoặc khiển trách cấp dưới. Ngược lại, các nhà lãnh đạo khác thể hiện quyền lực thông qua xây dựng mối quan hệ của họ với nhân viên, tạo niềm tin tưởng, tôn trọng bằng cách hỗ trợ và giúp họ cảm thấy được đóng góp trong quá trình ra quyết định.

Xem xét năng lực của từng thành viên:

Đây được xem là thước đo mức độ hoàn tất công việc của một cá nhân, cũng như sự sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ của một cá nhân. Cần lưu ý rằng, giao việc cho một thành viên sẵn lòng nhận việc nhưng lại thiếu khả năng là thì quả là điều tồi tệ.

> Bạn có thể muốn xem: Khóa học kỹ năng lãnh đạo

Dẫn chứng về phong cách lãnh đạo theo tình huống

Trên thực tế, bất kỳ môi trường nào tập trung đẩy mạnh về doanh số và lợi nhuận đều là cơ hội để áp dụng các nguyên tắc lãnh đạo tình huống.

Ví dụ, các đội thể thao điển hình về khả năng lãnh đạo tình huống bởi vì các đội hình liên tục thay đổi, các huấn luyện viên luôn phải sáng suốt đưa ra lối đi phù hợp cho đội. Ngoài ra, bài viết đề cập đến hai nhà lãnh đạo nổi tiếng đó là Dwight Eisenhower và Pat Summitt.

Dwight D. Eisenhower

Dwight D. Eisenhower là tổng thống Hoa Kỳ sau Thế chiến II. Ông được biết đến với khả năng ngoại giao tốt và năng lực khiến các nhà lãnh đạo đồng minh sẵn lòng hợp tác để đánh bại cỗ máy chiến tranh của Đức Quốc xã. Quân đội đã dạy ông cách ra lệnh và chỉ đạo các cuộc tập trận quân sự.

Đặt trong hoàn cảnh lúc ấy, Eisenhower cần trở thành một chính khách không chỉ để quản lý các tính cách mạnh bạo của các nhà lãnh đạo đồng minh, mà còn phải tranh cử tổng thống và sau đó ông đã thành công đắc cử trong hai nhiệm kỳ.

Patricia Sue Summitt

Patricia Sue Summitt là huấn luyện viên trưởng của Tennessee Lady Volunteers trong hơn 38 năm. Cứ sau vài năm, cô lại phải đối mặt với việc xây dựng một đội bóng rổ hoàn toàn mới. Mặc dù vậy, cô đã kết thúc sự nghiệp của mình với thành tích chung 1.098-208 với tư cách là một huấn luyện viên bóng rổ ứng biến với thể trạng đội bóng của mình. Cô được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng cho đội bóng rổ nữ của Hoa Kỳ trong Thế vận hội năm 1984, nơi đội giành huy chương vàng.

>> Xem thêm: Lớp học Quản lý cấp trung

Tổng Kết

Tóm lại, sự linh hoạt của người lãnh đạo là yếu tố hàng đầu quyết định đến thành công của tổ chức. Nó cũng phải được quan sát với năng lực và sự phát triển của các thành viên trong nhóm. Sẽ không có đáp án chính xác cho câu hỏi “ Phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất ?” Bởi vì mọi thứ phụ thuộc vào tình huống cụ thể, đó là lý do tại sao cấp trên và cấp dưới phải hợp tác để phát triển mô hình lãnh đạo theo tình huống.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »