Im lặng với nhân viên đang mong muốn được thăng tiến: Chính là cách sếp tồi đẩy người tài của mình sang tay đối thủ

Im lặng với nhân viên đang mong muốn được thăng tiến: Chính là cách sếp tồi đẩy người tài của mình sang tay đối thủ

 Đôi khi chúng ta cho rằng ai đó không thể làm điều gì đó chỉ vì chúng ta chưa thấy họ làm điều đó. Và tại sao chúng ta chưa thấy họ làm điều đó? Bởi vì chúng ta chưa bao giờ để họ thử.

Im lặng với nhân viên đang mong muốn được thăng tiến: Chính là cách sếp tồi đẩy người tài của mình sang tay đối thủ

Tôi biết nhiều người nghĩ rằng họ đã sẵn sàng để được thăng chức. Vấn đề duy nhất là gì? Sếp của họ không đồng ý. Tôi biết điều này, không phải vì sếp của họ đã nói với họ như vậy, mà bởi vì sếp của họ vẫn chưa thăng chức cho họ.

Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói, phải không?

Một số nhà lãnh đạo tìm cách né tránh chủ đề này, trong khi những người khác hứa hẹn mà vẫn không thực hiện hết tháng này qua tháng khác, còn nhân viên thì cứ trì trệ ở chức vụ đó.

Nhân viên không thể tìm ra lý do tại sao anh ta không được thăng chức, còn người quản lý không thể tìm ra lý do tại sao nhân viên nghĩ rằng anh ta đã sẵn sàng cho những trách nhiệm sắp tới. Bạn có thể thấy mình trong đó.

Thường thì kiểu mất kết nối giữa nhân viên và lãnh đạo như thế này là một thiếu sót trong quản trị lãnh đạo.

Hầu hết chúng ta có xu hướng né tránh những cuộc trò chuyện có thể khiến ai đó cảm thấy tồi tệ hoặc không xứng đáng. Chúng ta một là hoàn toàn không đề cập đến chuyện đó trong các cuộc trò chuyện, hai là cho người đó phản hồi chỉ đủ mơ hồ để có thể nói rằng chúng ta đã đề cập đến rồi và không làm tổn thương cảm xúc của bất kỳ ai.

Vấn đề với phản hồi mơ hồ là nó gây hoang mang và không có giá trị đối với người nhận. Hơn nữa, nhân viên của bạn có 0% cơ hội cải thiện, nếu bạn không bao giờ cho họ biết lý do tại sao những gì họ làm không có hiệu quả.

Nếu họ không hiểu điều gì đang cản trở họ đến với việc thăng chức, thì đó là lỗi giao tiếp từ phía bạn.

Việc không được thăng chức khi bạn nghĩ rằng mình xứng đáng là điều khiến bạn thất vọng. Nhưng điều khiến trải nghiệm thậm chí còn khó chịu hơn là: làm việc cho một ông chủ không thể hoặc sẽ không nói rõ lý do tại sao bạn chưa được thăng chức, hoặc bạn cần bắt đầu (hoặc ngừng) làm gì.

Thông qua những bản đánh giá hiệu suất, hãy cùng với tập thể tìm hiểu cụ thể lý do tại sao họ chưa sẵn sàng để được thăng chức và những gì họ có thể làm để đạt được điều đó.

Xác định các hạn chế

Trước hết, lý do khiến tình huống này thất bại về phần bạn là bạn có điều gì đó mà nhân viên của bạn không có. Bạn có bối cảnh.

Nhân viên của bạn không ý thức được những gì họ không biết ở giai đoạn này trong sự nghiệp, thì bạn lại có. Bạn biết họ cần những gì để thành công ở cấp độ tiếp theo và những gì họ đang thiếu.

Khi bạn đã thiết lập được những khả năng mà họ cần để chứng minh rằng họ sẽ làm tốt ở cấp độ tiếp theo, thì đã đến lúc giúp họ đạt được điều đó.

Hãy coi bạn là huấn luyện viên của họ. Công việc của bạn là ở vị trí của họ, ngồi bên cạnh họ để nhìn mọi thứ từ góc độ của họ, sau đó giúp họ tìm ra cách điều chỉnh những gì họ đang làm để đạt được kết quả tốt hơn.

Học qua trải nghiệm đã được chứng minh là hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp đào tạo truyền thống (học bằng cách đọc, nghe hoặc xem).

Việc xây dựng một kế hoạch phát triển (bắt nguồn từ việc học qua trải nghiệm) bắt đầu bằng cách so sánh công việc hiện tại với công việc tương lai, làm nổi bật những lỗ hổng hiện có và xác định những kinh nghiệm có lợi nhất trong việc lấp đầy lỗ hổng đó.

Hoặc, có lẽ đây không phải là để lấp đầy lỗ hổng mà thay vào đó là cho anh ta cơ hội để chứng tỏ năng lực hiện có của mình. Bởi vì đôi khi chúng ta cho rằng ai đó không thể làm điều gì đó chỉ vì chúng ta chưa thấy họ làm điều đó. Và tại sao chúng ta chưa thấy họ làm điều đó? Bởi vì chúng ta chưa bao giờ để họ thử.

Im lặng với nhân viên đang mong muốn được thăng tiến: Chính là cách sếp tồi đẩy người tài của mình sang tay đối thủ - Ảnh 1.

Xây dựng lộ trình

Bước tiếp theo là chọn những trải nghiệm nào sẽ có lợi nhất bằng cách xác định cái nào cấp bách và quan trọng. Bạn sẽ sử dụng ma trận Eisenhower để vạch ra thứ tự ưu tiên. Những trải nghiệm vừa quan trọng vừa cấp thiết để ai đó làm tốt ở chức vụ mới là trải nghiệm bạn nên tập trung thời gian cho nhân viên của mình.

Một số ví dụ để khởi động việc học qua trải nghiệm:

● Một Nhà tuyển dụng muốn trở thành Giám đốc Tuyển dụng cần phải chứng tỏ khả năng thúc đẩy các Nhà quản lý Tuyển dụng. Bạn có thể để anh thấy đi theo bạn vào lần tới khi bạn có một cuộc trò chuyện quan trọng, và lần tới là đến phiên anh ta làm chủ cuộc trò chuyện.

● Một Nhà phân tích Tài chính muốn trở thành Giám đốc Tài chính cần phải chứng minh khả năng thành thạo trong việc xây dựng ngân sách. Bạn có thể để cô ấy đi theo mình trong cuộc họp lập kế hoạch ngân sách tiếp theo, và lần tới là phiên có ấy thực hành với một phần nhỏ ngân sách trong chu kỳ tiếp theo.

● Một Lập trình viên muốn trở thành Lãnh đạo cần thể hiện các kỹ năng kết nối mọi người và khả năng hướng dẫn một nhóm mà không cần quản lý trực tiếp. Vì vậy, bạn có thể để cô ấy quản lý thực tập sinh của bộ phận trong mùa hè.

Sự thật quan trọng là bạn không biết nhân viên của mình có thể làm gì cho đến khi bạn cho anh/cô ấy cơ hội để thử.

Liên tục sửa chữa trong suốt quá trình

Bạn có nhớ định nghĩa của ‘học qua trải nghiệm’ không? Đó là kiểu học thông qua thực hành. Một số thứ sẽ diễn ra một cách trôi chảy, nhưng một số thứ khác thì không. Đó là những gì có thể dự đoán được.

Việc huấn luyện theo thời gian thực giúp nhân viên của bạn học hỏi trong suốt quá trình. Không ai trong chúng ta mới bắt đầu đã trở thành chuyên gia và nhân viên của bạn cũng sẽ như vậy.

Hãy dành nhiều thời gian để hỏi họ.

● Bạn nghĩ cuộc họp đó diễn ra như thế nào?

● Điều gì tốt?

● Điều gì mà bạn muốn góp ý và khắc phục cho lần sau?

● Nếu là bạn thì bạn có thể làm gì khác?

Đáng tin

Không có gì mất động lực hơn việc bị sếp nói rằng bạn cần phải làm gì để được thăng chức, nhưng làm những việc đó xong rồi vẫn không được thăng chức. Đừng trở thành vị sếp loại này.

Nếu bạn không dành thời gian và hành động, đừng ngạc nhiên khi họ chấp nhận lời đề nghị làm việc cho đối thủ. Bởi vì nếu bạn không cho họ thấy mức độ tôn trọng cơ bản này, thì họ sẽ làm như vậy. Đó chỉ là vấn đề thời gian.

Tham khảo ngay lớp học kỹ năng huấn luyện để nâng cao năng lực của bản thân nhé!

8 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng hạ gục khán giả!

8 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng hạ gục khán giả!

 “Xin chào các bạn. Cảm ơn bạn đã đến tham dự. Hôm nay tôi muốn nói về việc…”

Bạn có cảm thấy quen thuộc và nhàm chán không nào?

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ngồi vào ghế của khán giả?

Điều duy nhất làm cho bài thuyết trình này trở nên nhàm chán hơn, không hấp dẫn? Hãy kết hợp nó với một số slide toàn văn bản mà người trình bày sẽ đọc cho bạn. hic!!!

Kỹ năng thuyết trình
Nỗi sợ nói trước công chúng đối với phần đông chúng ta

Dưới đây là 8 cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng bạn có thể sử dụng ngay. Giúp bạn thể hiện sự tự tin và làm cho bài phát biểu của bạn lôi cuốn hơn.

Cách số 1: “Tôi sắp chia sẻ với các bạn những bí mật…. mà chưa có ai từng nói cho các bạn”

Tại sao điều này hiệu quả?

Vì thể hiện một lời hứa không thể cưỡng lại mà khán giả khó có thể bỏ qua.

Cách số 2: “Ai trong số các bạn thích/ mong muốn..”

Tại sao điều này hoạt động? Vì câu hỏi chờ được trả lời vì vậy sẽ thu hút sự chú ý từ khán giả. Ai cũng có mong muốn và kỳ vọng vào điều gì đó.

kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình tự tin có thể học & thay đổi được

Cách số 3: “Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ..?”

Tại sao điều này hiệu quả?

Vì nó thể hiện sự đồng cảm với khán giả. Ví dụ, “Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn đã nỗ lực rất nhiều mà vẫn chưa đạt được thành tựu hay kết quả nào đáng kể?”

Cách số 4: “Bạn sẽ đang lãng phí thời gian của mình nếu tiếp tục…”

Tại sao điều này giúp mở đầu thuyết trình ấn tượng?

Vì nó khiến khán giả chú ý với nỗi sợ họ đang sử dụng thời gian của mình cho những thứ không cần thiết. Thời gian là tài sản vô cùng quý giá.

Cách số 5: “Đây là những gì mà .. chắc chắn sẽ trông giống như năm tới”

Tại sao điều này hiệu quả?

Nó đề cập tới sự thay đổi hoặc đe dọa thay đổi, gây được chú ý của khán giả.

Kỹ năng trình bày
80% chúng ta sợ nói trước đám đông hơn cả cái chết

Cách số 6: “Đây là lý do vì sao tôi đã làm cho vợ / chồng tôi vô cùng tức giận”

Tại sao điều này giúp bài thuyết trình lôi cuốn?

Nó hứa hẹn về một câu chuyện thú vị là không thể cưỡng lại

Cách số 7: “Vô số những lỗi/ sai lầm/ thất bại mà doanh nghiệp/ các cuộc họp/ buổi thuyết trình/ đào tạo/ xã hội…tôi đã mắc phải…”

Tại sao điều này hoạt động?

Khuyến khích sự tham gia tham gia thông qua lời hứa thành công ngầm bằng cách tránh thất bại.

Hãy là chính mình. Bạn không cần “diễn” để trở thành ai khác

Cách số 8: “Đây là 3 dấu hiệu cảnh báo bạn cần…”

Tại sao điều này hoạt động: Tôi có ổn không? Tôi có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào không? Tôi phải lắng nghe! Tôi phải chú ý!

Tham gia ngay lớp học kỹ năng thuyết trình của chuyên gia Phan Hữu Lộc để cải thiện kỹ năng của mình nhé

Phát huy vai trò của quản lý cấp trung trong truyền thông nội bộ

 


ác nhà quản lý cấp trung cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự quan tâm đến truyền thông nội bộ và có những kỹ năng cần thiết để giao tiếp với nhân viên. Vậy vai trò của họ quan trọng ra sao và làm thế nào để khắc phục vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vai trò của quản lý cấp trung đối với truyền thông nội bộ

Không thể phủ nhận rằng, quản lý cấp trung là cầu nối quan trọng giữa lãnh đạo và nhân viên. Họ không chỉ giúp truyền đạt thông điệp từ lãnh đạo xuống nhân viên mà còn tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm gắn bó với nhau và gắn kết với tổ chức. Đối với truyền thông nội bộ, quản lý cấp trung là một mắt xích quan trọng trong nguồn lực triển khai.

Quản lý cấp trung là cầu nối quan trọng giữa lãnh đạo và nhân viên.

  • Người “trung chuyển” thông tin

Có những nhân viên rất khó để tiếp cận (bởi họ không làm việc tại văn phòng) và đôi khi đội ngũ truyền thông cũng không hiểu về công việc chuyên môn của họ, gây khó khăn cho công tác truyền thông nội bộ. Khi này những nhà quản lý cấp trung đóng vai trò như “người trung gian” để giúp bộ phận truyền thông truyền các thông điệp cho nhóm của họ. Đây là những người trực tiếp làm việc với nhân viên, tương tác với họ thường xuyên và hiểu những gì họ làm.

Đối với những nhân viên làm việc trực tiếp, quản lý cấp trung là người biết cách truyền đạt thông điệp sao cho đúng với nguyện vọng của lãnh đạo cấp cao tới đội ngũ nhân viên. Họ biết chọn lọc để nói điều gì phù hợp với nhóm của mình, điều gì nên nói, điều gì có thể gây ra phản ứng tiêu cực. Họ biết cách khích lệ nhân viên, đồng thời cũng biết cần làm gì để trấn an mọi người.

  • Người lắng nghe

Quản lý cấp trung là người giao tiếp với nhóm của mình thường xuyên nhất, luôn sẵn sàng lắng nghe và phản hồi ý kiến của nhân viên. Việc lắng nghe được thể hiện qua những buổi trao đổi trực tiếp 1-1 với nhân viên hoặc qua những buổi thảo luận nhóm. Hơn ai hết, người quản lý là người hiểu rõ nhất về những nỗi lo của nhân viên, đồng thời biết cách làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho họ.

  • Người bạn đồng hành

Không phải lúc nào lãnh đạo cấp cao cũng thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối với nhân viên của mình. bởi họ thường rất bận rộn với công việc kinh doanh, quản trị tổ chức. Họ thường rất ít khi tham gia chia sẻ và thảo luận trực tiếp về các vấn đề của nhân viên.

Do đó với nhân viên thì “người bạn” gần gũi nhất và trực tiếp kề vai sát cánh cùng họ trong hành trình trải nghiệm tại nơi làm việc chính là những người quản lý cấp trung. Bên cạnh việc chia sẻ những vấn đề trong công việc, một người quản lý cấp trung lý tưởng sẽ là người sẵn sàng hỏi han, quan tâm tới những vấn đề xoay quanh cuộc sống của nhân viên chẳng hạn như chuyện gia đình, khó khăn trong việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc…

Rào cản của quản lý cấp trung trong giao tiếp nội bộ

Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, quản lý cấp trung còn gặp các rào cản trong việc truyền thông tới các cập. điều này xảy ra phần nhiều bởi ba nguyên nhân chính:

  • Thứ nhất – Họ thiếu niềm tin vào lãnh đạo

Thiếu niềm tin vào lãnh đạo tạo nên rào cản của quản lý cấp trung trong giao tiếp nội bộ.

Các nhà quản lý cấp trung mong muốn lãnh đạo của họ giao tiếp một cách nhiệt tình hơn. Họ muốn được nghe những lời trung thực (đây là cơ sở cho sự tin tưởng) và được giải thích về những quyết định của lãnh đạo. Tuy nhiên không ít quản lý cấp trung nghi ngờ sự chính trực của các lãnh đạo cấp cao. CMI, một học viện dành cho các nhà quản lý của Anh đã khảo sát 1.400 nhà quản lý và nhận thấy, chỉ 37% nhà quản lý cấp trung tin rằng đội ngũ lãnh đạo của họ minh bạch trong các quyết định và hành động.

Nếu các nhà quản lý cấp trung không tin tưởng với cấp trên của mình, sự kết nối giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên cũng trở nên lỏng lẻo. Khi không có sự tin tưởng giữa quản lý cấp trung và lãnh đạo, những quyết định được đưa ra có thể xung đột hoặc không nhất quán làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc cũng như khả năng tiếp nhận thông điệp của nhân viên.

  • Thứ hai – Họ không thường xuyên trao đổi và lắng nghe nhân viên

Nhiều quản lý cấp trung không coi truyền thông nội bộ là một phần trong công việc của họ, điều này khiến họ không thể gắn kết nhân viên.

Harris Insight and Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường đã tiến hành khảo sát hơn 2.000 người bao gồm quản lý và nhân viên. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, 69% quản lý cấp trung cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp với cấp dưới của mình.

Nếu quản lý không chủ động giao tiếp với nhân viên, sự gắn kết và hiệu quả trong công việc có thể bị giảm. Hơn thế nữa, đối với nhân viên tuyến đầu – những người thường không có nhiều cơ hội để thường xuyên trao đổi, gặp gỡ với quản lý cấp trung, việc xem nhẹ giao tiếp có thể khiến nhân viên dần trở nên lạc lõng hoặc thậm chí mất kết nối với tổ chức.

Tệ hơn, khi nhân viên không gắn kết, trách nhiệm thường thuộc về người quản lý và họ dễ dàng xin nghỉ việc. Theo một cuộc khảo sát năm 2013 của Gallup, một công ty tư vấn và phân tích của Mỹ, hơn 50% trong số 195.600 nhân viên được hỏi đã thừa nhận rằng họ bỏ việc là do người quản lý của họ thiếu năng lực. Nghiên cứu của Gallup cũng chỉ ra rằng một người quản lý cởi mở và dễ gần sẽ khiến nhân viên gắn kết hơn và điều này sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên mà không cần đến một khoản đầu tư lớn.

  • Thứ ba – Họ không được đào tạo về các kĩ năng giao tiếp

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Inc., trong số 1.000 nhân viên được khảo sát có tới 91% người cho rằng quản lý của mình thiếu kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác của Gallup vào năm 2020, chỉ có 13% nhân viên cảm thấy quản lý của mình giao tiếp hiệu quả.

Những nhà quản lý cần nhận thức được rằng họ được khuyến khích giao tiếp nhưng cũng cần được đào tạo về các kỹ năng này. Thường thì những nhà quản lý cấp trung là những người đã được thăng chức nhờ giỏi về chuyên môn nhưng không có nghĩa là họ đã có đủ khả năng để ứng phó tốt khi giao tiếp. Nếu không được đào tạo về kĩ năng giao tiếp với các cấp, họ sẽ rơi vào những rắc rối trong việc tiếp nhận, xử lý, truyền tải thông tin hoặc phân công công việc.

Giải pháp cải thiện giao tiếp của quản lý cấp trung

Đối với những quản lý cấp trung đang gặp phải những rào cản giao tiếp như trên, làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp? Những giải pháp dưới đây sẽ là gợi ý cho họ.

Cải thiện giao tiếp của quản lý cấp trung là việc cần phải làm.

  • Xác định mong muốn của lãnh đạo cấp cao

Khi có bất cứ khúc mắc nào đối với thông điệp mà lãnh đạo truyền đạt, quản lý cấp trung cần nhanh chóng trao đổi để làm rõ nguyện vọng hoặc mong muốn của lãnh đạo. Việc làm rõ ngay từ đầu sẽ giúp tránh được những sự hiểu lầm hoặc sự nghi ngờ giữa quản lý cấp trung với lãnh đạo, đồng thời giúp truyền đạt thông điệp của lãnh đạo tới nhân viên một cách nhất quán.

  • Tạo thói quen giao tiếp thường xuyên, đầy đủ với nhân viên

Người quản lý cần chủ động và có trách nhiệm hơn trong việc giao tiếp. Hãy tạo ra những nguyên tắc cho bản thân trong việc trao đổi với nhân viên chẳng hạn như không bao giờ bỏ qua email của nhân viên, xây dựng các kênh ghi nhận phản hồi của nhân viên, tạo các công cụ giao tiếp hiệu quả nhất cho các thành viên trong nhóm, thường xuyên dành thời gian để xem xét lại tiến độ công việc cũng như trao đổi với nhân viên…

  • Tham gia các khóa đào tạo kĩ năng giao tiếp

Các khóa đào tạo sẽ giúp những nhà quản lý nắm được kiến thức cơ bản nhất về truyền thông nội bộ và biết được vai trò của mình trong bức tranh toàn cảnh của truyền thông nội bộ. Sau khi tham gia khóa đào tạo họ sẽ ý thức được rằng họ cần suy nghĩ về tác động của lời nói và tầm quan trọng của việc giao tiếp dưới hình thức đối thoại cũng như việc lắng nghe.

Và chắc chắn bạn nên tham gia khóa đào tạo quản lý tại UMM

Những Kỹ Năng Giáo Viên Chuyên Nghiệp Cần Phải Có

Những Kỹ Năng Giáo Viên Chuyên Nghiệp Cần Phải Có

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kỹ năng cần phải có của một giáo viên giỏi và những kỹ năng đang được giảng dạy trong chương trình đào tạo giảng viên nội bộ!

1. Kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp giảng dạy xuất sắc

Ngoài khả năng ngôn ngữ, thì tiêu chuẩn để đánh giá một giáo viên có chuyên nghiệp hay không chính là ở kỹ năng đứng lớp. Trình độ của một giáo viên cao hay thấp được thể hiện qua:

– Kiến thức nền tảng về hấp thụ ngôn ngữ. Giáo viên phải hiểu được gốc rễ của việc HỌC NGÔN NGỮ là gì. Những nguyên tắc nào giúp học trò học được một ngôn ngữ hiệu quả. Đồng thời giải đáp được một cách thuyết phục các câu hỏi rất hay gặp từ học viên như, “Học bao lâu thì thành thạo?”, “Tại sao học mãi không nói giỏi?”, “Tại sao học thấy dễ nản”, “Phương pháp học nào mới đúng”, “Làm sao để phát âm chuẩn?”,…

– Các phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải cập nhật các PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI – được khoa học chứng minh hiệu quả. Được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới như phương pháp TPR (Total Physical Response). Đây là phương pháp học từ vựng theo cụm. Kết hợp nghe-nhìn-ngôn ngữ hình thể, được các trường quốc tế, trung tâm lớn như ILA, VUS, Apollo,… sử dụng.

Hoặc phương pháp Listening Dictation để luyện nghe với các bộ Listening Practice Through Dictation. Đây là phương pháp hiệu quả được rất nhiều người học áp dụng luyện thi IELTS, TOEIC.

Ngoài ra còn có phương pháp Phonics để luyện phát âm. Điển hình là các chương trình nổi tiếng như Jolly Phonics, Oxford Phonics,…,

– Quy trình giảng dạy từng bước rõ ràng. Với từng phương pháp, giáo viên không chỉ dừng lại ở mức “biết”, mà phải DẠY THÀNH THẠO. Mỗi bước cần sử dụng khẩu lệnh thế nào, chuyển tiếp ra sao, hoạt động là gì. Đảm bảo rằng mình có thể tiếp cận bất kỳ sách/giáo án nào một cách dễ dàng.

2. Kỹ năng thông minh cảm xúc

Không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, giáo viên còn phải là người tinh tế & nhạy cảm với cảm xúc của học trò:

– Xử lý tình huống. Giáo viên phải biết cách giải quyết một cách chuyên nghiệp các tình huống thực tế. Chẳng hạn như ọc viên không chịu hợp tác, không chịu tập trung vào bài học, phán xét giáo viên. Cách giữ gìn kỷ luật khi lớp ồn, không chịu học. Cách tạo ra năng lượng hào hứng cho lớp.

– Tạo không khí học tập tích cực. Giáo viên cần kết nối các bạn học viên để tạo ra một môi trường vui vẻ, thân thiện. Giúp tất cả mọi thành viên trong lớp đều được phát triển theo tốc độ của mình, không có ai thấy chán hoặc bị bỏ lại.

3. Kỹ năng đánh giá & tư vấn

Là người đồng hành với học trò trong suốt quá trình học tiếng Anh, giáo viên cần có khả năng đánh giá chính xác thực lực của học trò, từ đó vạch ra lộ trình học phù hợp cho từng bạn.

– Đánh giá năng lực: giáo viên cần theo sát và biết rõ được trình độ hiện tại của từng học trò đang ở đâu theo tiêu chuẩn quốc tế (khung tham chiếu chung Châu u CEFR, điểm IELTS, điểm TOEIC, điểm bài thi Cambridge,…), đồng thời nắm rõ học trò mình đã tiến bộ như thế nào từ đầu khóa đến giờ.

– Tư vấn lộ trình: để giúp học trò thành thạo tiếng Anh, giáo viên không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức trên lớp, mà chúng ta còn phải vạch ra được lộ trình học cho các bạn nữa. Hiện tại học viên mình đang ở trình độ nào, mục tiêu cần đạt là gì, những phương pháp học nào phù hợp với bạn, nên sử dụng giáo trình nào, mỗi ngày dành ra bao nhiêu thời gian học, học những gì, học trong bao nhiêu tháng sẽ đạt mục tiêu tiếng Anh,… từ đó giao quyền cho học viên để các bạn nỗ lực hơn và trách nhiệm hơn với việc học.

Nói tóm lại, các kỹ năng giáo viên chuyên nghiệp cần phải có:

– Kỹ năng giảng dạy xuất sắc
– Kỹ năng thông minh cảm xúc tốt
– Kỹ năng đánh giá năng lực học trò chính xác & vạch ra lộ trình học phù hợp

Tất cả kỹ năng, công cụ để bạn trở thành 1 giảng viên chuyên nghiệp đều có tại Lớp học đào tạo giảng viên nội bộ của chúng tôi.

6 cách thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên

 


Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tinh thần phấn chấn có thể giúp thúc đẩy sự sáng tạo và tăng hiệu quả công việc. Và để nâng cao cảm hứng làm việc cho nhân viên nhà quản lý cần khơi gợi được niềm đam mê trong công việc bằng cách thực hiện tốt các lời khuyên của VMP dưới đây.

 

1. Giao việc đúng năng lực

Để các nhân viên hăng say hơn trong công việc nhà quản lý cần giao việc đúng năng lực cũng như niềm đam mê (nếu có thể). Bởi chỉ khi thật sự yêu thích và cảm thấy hứng thú với công việc họ mới có thể tập trung và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể là bạn cần chú ý quan sát, chủ động tìm hiểu thế mạnh của từng người để có “chiến lược” giao việc phù hợp cho các thành viên.

 

2. Công bằng

Ngoài giao việc đúng năng lực, một nhà lãnh đạo thông minh cũng cần đảm bảo tính công bằng để nâng cao tinh thần làm việc của mọi người. Tuyệt đối không thiên vị, dù đó có là nhân viên giỏi hay nhân viên kì cựu. Trong công việc mọi cơ hội đều được san sẻ đều cho các nhân viên chứ không phải chỉ tập trung cho riêng bất kì ai. Ví dụ: khi có một dự án mới thay vì ngay lập tức giao cho các nhân viên giỏi, lâu năm thực hiện bạn có thể đưa ra kế hoạch để mọi người cùng trình bày, ai là người thể hiện tốt nhất sẽ được chọn.

 

3. Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng

Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần chú ý khen thưởng, động viên đúng lúc, đúng cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và sự nỗ lực của nhân viên. Cụ thể là tùy theo thành tích mà bạn có thể lựa chọn cách khen thưởng phù hợp, ví dụ: có thể khen trước bộ phận khi hoàn thành tốt công việc, khen kèm thưởng đối với các đóng góp xuất sắc đem về doanh thu lớn cho công ty… Dù lựa chọn hình thức nào thì nhà quản lý cũng không nên tiết kiệm lời khen ngợi, hãy để cho cấp dưới thấy bạn luôn “dõi theo” và ghi nhận mọi nỗ lực của họ nhằm tạo động lực để cố gắng hơn trong công việc.

 

4. Chia sẻ về các cơ hội phát triển

Song song với việc ghi nhận thành quả, nhà quản lý cũng nên chia sẻ thêm về các kế hoạch phát triển phòng ban trong tương lai cũng như các cơ hội phát triển năng lực cá nhân, cơ hội thăng tiến để nâng cao tinh thần làm việc cho các nhân viên. Ví dụ: kế hoạch mở rộng phòng ban, lựa chọn các nhân viên xuất sắc nắm giữ vị trí quản lý cho trụ sở mới, kỳ thi thăng chức hằng năm cho các nhân viên có thành tích tốt…

 

5. Tôn trọng và quan tâm nhân viên

Nhà quản lý cũng cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến các nhân viên, điều này không chỉ giúp nâng cao tinh thần làm việc mà còn giúp họ thêm kính nể và mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cụ thể là thay vì kiểm soát chặt chẽ bạn hãy trao quyền để họ chủ động hơn trong công việc, thay vì nói bạn muốn gì và quyết định mọi việc theo ý mình bạn có thể chia sẻ, hỏi ý kiến của nhân viên để họ cảm thấy mình được coi trọng.

Quan tâm đến đời sống tinh thần của các nhân viên như tặng quà ngày lễ, tết, các hoạt động “team building” cũng là điều mà nhà quản lý cần làm để thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên cũng như thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó của mọi người trong phòng ban.

 

6. Là người tiên phong về tinh thần làm việc

Cùng với việc thực hiện tốt các biện pháp trên nhà quản lý cũng cần là người tiên phong nêu cao tinh thần làm việc hăng say, nhiệt huyết để truyền “lửa” cho các nhân viên. Hãy đến làm việc sớm, thể hiện niềm đam mê trong công việc. Thay vì chờ đợi kết quả báo cáo bạn nên trực tiếp theo dõi, hỗ trợ mọi người. Tin rằng với sự nhiệt huyết, thân thiện và cởi mở bạn sẽ là tấm gương, nguồn cảm hứng tuyệt vời để các nhân viên làm việc hăng say, hiệu quả hơn.

Để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên không khó, quan trọng là nhà quản lý cần phải kiên nhẫn, chân thành và khéo léo vận dụng hợp lý trong từng trường hợp. Và Khóa học lãnh đạo có thể giúp bạn làm điều đó. Chúc bạn thành công!